Thursday, March 1, 2018

NÊN NHẬP FOB HAY NHẬP CFR/CIF


NÊN NHP FOB HAY NHP CFR/CIF

CÓ PHẢI NHẬP KHẨU THEO CFR/CIF ÍT RỦI RO HƠN FOB?
Thực tế cho thấy thói quen của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam là xuất khẩu theo điều kiện FOB, nhập khẩu theo điều kiện CFR/CIF. Vấn đề đặt ra là xuất FOB có giảm thiểu rủi ro hơn so với xuất theo điều kiện CFR/CIF cho nhà xuất khẩu không? Và ngược lại, nhập khẩu theo điều kiện CFR/CIF có giảm thiểu rủi ro hơn so với nhập theo điều kiện FOB không?
Theo Incoterms, nhập khẩu theo điều kiện CIF – Cost, Insurance & Freight (tiền hàng, bảo hiểm và cước phí) hay theo điều kiện CFR – Cost and Freight (tiền hàng và cước phí) sẽ không giảm thiểu rủi ro cho nhà nhập khẩu so với khi nhập theo điều kiện FOB – Free On Board (giao hàng lên boong tàu). Vì lẽ cả điều kiện CFR, CIF và FOB giống nhau ở chỗ rủi ro được chuyển từ người bán qua người mua ngay sau khi hàng qua lan can tàu; chỉ có khác nhau là trách nhiệm chi phí. Theo CFR thì người bán phải chịu chi phí vận chuyển tới cảng đến, còn CIF thì người bán phải chịu thêm chi phí bảo hiểm hàng hóa so với CFR. Do vậy, các nhà xuất nhập khẩu cần phân biệt rõ ràng giữa trách nhiệm rủi ro với trách nhiệm chi phí.
Ngược lại, nhập theo điều kiện FOB sẽ có nhiều lợi ích cả trên bình diện quốc gia và cho doanh nghiệp nhập khẩu. Trên bình diện quốc gia, nhập khẩu theo điều kiện này thì các nhà nhập khẩu Việt Nam đã góp phần làm giảm chi tiêu ngoại tệ (giá mua FOB rẻ hơn CIF/CFR). Trên bình diện doanh nghiệp, khi ký kết hợp đồng nhập khẩu theo điều kiện FOB có nghĩa là họ đã giành quyền quyết định vận tải và bảo hiểm hàng hóa về cho mình. Họ sẽ chủ động thương lượng hợp đồng vận tải, bảo hiểm, do đó mà cũng có thể tiết kiệm chi phí khi họ thương lượng được giá cước vận tải tốt hơn, phí bảo hiểm rẻ hơn.
Ngay cả khi người nhập có cùng giá cước và chi phí bảo hiểm như người bán, thì việc họ giành quyền vận tải, bảo hiểm sẽ góp phần tạo lợi ích cho quốc gia và đồng thời sẽ giảm rủi ro hơn khi chủ động chỉ định hãng vận tải. Đại lý của hãng vận tải tại cảng xuất sẽ liên lạc với nhà xuất khẩu để kiểm tra tính sẵn sàng của hàng hóa, số lượng hàng, khối lượng hàng … công việc này sau đó sẽ được đại lý hãng vận chuyển tại cảng xuất báo cáo về người chỉ định (bên nhập khẩu). Công việc này sẽ giúp giảm thiểu rủi ro khi người bán là công ty “ma” hay tình hình sản xuất, “sức khỏe” của người bán có vấn đề.


Nhập theo điều kiện CFR/CIF tiềm ẩn rủi ro cho nhà nhập khẩu. Do người xuất khẩu được quyền lựa chọn hãng vận chuyển và hãng vận chuyển này có thể hùa theo người xuất khẩu để lừa dối người nhập khẩu. Ví dụ như ký lùi vận đơn (bill of lading) hay chưa nhận hàng hoặc hàng chưa lên tàu mà phát hành vận đơn để hòng làm bằng chứng cho nhà nhập khẩu phải trả tiền hàng cho nhà xuất khẩu (khi điều kiện thanh toán quy định trả ngay sau khi giao hàng). Hay như rủi ro tiềm ẩn là người bán sẽ chọn hãng vận tải giá rẻ, và theo quy luật “tiền nào, của nấy”, dịch vụ cũng kém theo mức độ rẻ, thời gian chuyển tải dài ngày. Trong khi nếu nhập khẩu theo điều kiện FOB thì người nhập khẩu chủ động chọn hãng vận tải, do vậy biết rõ lịch trình lô hàng và có những quyết định phù hợp.
Việc nhập khẩu theo điều kiện FOB, CFR hay CIF hoàn toàn độc lập với việc thanh toán tiền hàng. Việc thanh toán phụ thuộc vào điều kiện và phương thức thanh toán giữa người mua và người bán. Ví dụ thanh toán theo phương thức nhờ thu (collection), tín dụng thư (letter of credit) trong đó có trả ngay hay trả chậm sau một thời gian, điện chuyển tiền (telegraphic transfer) … Và các điều kiện nhập khẩu chỉ có ảnh hưởng tới số tiền thanh toán mà thôi, không có chuyện “… có nhiều rủi ro khi nhà xuất khẩu nhận được tiền thanh toán ngay tại cảng là hết trách nhiệm với lô hàng”.
Để hạn chế rủi ro “đổi trắng thay đen” như từ thép phế liệu biến thành đá dăm hay 51 tấn đồng phế liệu nhưng thực tế là đất, đá … thì ngoài việc tìm hiểu kỹ đối tác, các nhà nhập khẩu còn phải lưu ý đến các yếu tố ràng buộc khác như phải có giấy chứng nhận số lượng, chất lượng hàng hóa của một cơ quan trung gian có uy tín, nhờ nhà vận chuyển giám sát việc đóng hàng, giao hàng, kiểm đếm … chứ không nên vin vào điều kiện giao hàng mà giảm thiểu rủi ro được.
Mặc dù trên bàn đàm phán các doanh nghiệp Việt Nam không dễ thuyết phục khách hàng nhất là đối với các khách hàng lớn, nhưng các nhà xuất khẩu nên cố gắng giành quyền quyết định về mình càng nhiều, càng tốt, từ chuyện thuê người vận chuyển và mua bảo hiểm cho hàng hóa.

Liên hệ mình để được tư vấn miễn phí nhé !!!

Điện thoại: 0947 632 371 (Mr.Trai)
Địa chỉ: 261-263 Phan xích Long, Phường 2, Quận Phú Nhuận, TPHCM
Trân Trọng

0 comments:

Post a Comment

 

Liên hệ hỗ trợ

Email us: nguyenngoctrai3333@gmail.com

Thành viên