Bản chất của incoterms |
BẢN CHẤT CỦA INCOTERMS
Hiện nay những ai đang học về Xuất Nhập Khẩu hay tìm hiểu về lĩnh vực Xuất Nhập Khẩu, hay đang làm Xuất Nhập Khẩu chắc hẳn đã nghe nhiều về Điều Kiện IMCOTERMS, vậy điều kiện incoterms trong thương mại quốc tế là gì? Tại sao cần phải có điều kiện incoterms? Thì dựa trên kiến thức của mình, mình xin chia sẽ lại về incoterms như sau theo một ví dụ cực dễ hiểu.
KHÁI NIỆM INCOTERMS
Incoterms là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh: International Commerce Terms. Đây tập hợp các quy tắc thương mại quốc tế quy định về trách nhiệm của các bên trong hợp đồng ngoại thương.
Incoterms là các điều khoản thương mại quốc tế được chuẩn hóa, và được nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới công nhận và sử dụng rộng rãi. Nội dung chính của các điều khoản này phải kể tới 2 điểm quan trọng:- Trách nhiệm của bên mua, bên bán đến đâu
- Điểm chuyển giao trách nhiệm, chi phí, rủi ro từ người bán sang người mua
Chúng ta cần lưu ý rằng, các giao dịch mà Incoterms đề cập phải trên phạm vi thương mại quốc tế, chứ không phải là các giao dịch trong nước. Đây cũng là nguyên nhân vì sao Incoterms có những tác động nhất định đến các hoạt động xuất nhập khẩu.
Là….
Là….
Là….
Thôi mình xin ví dụ luôn khỏi lý thuyết nhé:
Bên A: Người bán hàng
Bên B: Người mua hàng
Vì đây là xuất nhập khẩu nên từ nước A đến nước B phải vận chuyển bằng đường nội địa, biển hoặc đường hàng không. Mình xin ví dụ 3 phương thức vận chuyển đó là Cây Cầu Mỹ Thuận được nối từ A đến B thôi. Vậy từ kho thằng A đến Kho thằng B phải chở hàng qua cây cầu Mỹ Thuận.
Sự việc xảy ra như sau:
Một ngày đẹp trời thằng B alo cho thằng A nói là tôi muốn mua 1 tấn Nho.
A: được, vậy tôi sẽ giao hàng cho ông ở đâu?
B: giao ngây cầu phú Mỹ nhé.
A: Khúc nào cầu phú Mỹ, bên này cầu hay bên kia cầu, hay ở giữa?
B: Khúc bên này cầu nha, khúc cầu bên kho tôi ấy.
A: Chi phí vận chuyển ông chịu hay tôi chịu?
B: Ông bán thì ông chịu đi, sao bắt tôi chịu.
A: Ok, Tôi chỉ nhận vận chuyển dùm ông đến đó thôi, nhưng có rủi ro gì tôi sẽ không chịu đâu nhé
B: Đồng ý.
Chuyện sẽ chẳng có gì xảy ra cho đến khi ông A đã chất hàng vào xe mọi thứ đã xong xuôi hết như kế hoạch. Khi đến khúc bên cầu của ông B, lúc dỡ hàng xuống do sơ xuất đã bị rớt dập hư 50% lô hàng. Ông B đổi ý không muốn nhận hàng nữa, hai bên cãi nhau ra tòa…
Qua ví dụ trên cho thấy chỉ vận chuyển nội địa là qua cây cầu thôi cũng đã có rất nhiều rủi ro và chi phí khác nhau. Nào là giá xe vận chuyển ở khúc nào của cây cầu, nào là tai nạn xe ai chịu, hàng chạy đường xa xấu hàng Nho bị dập, Mưa gió trơn lật xe ai chịu…
Thì những điều đó nếu đem ra thế giới là xuất nhập khẩu thì phải thỏa thuận kỹ lắm phải xét đến cảng này hay cảng kia, địa điểm chuyển rủi ro ở đâu, chi phí cước tàu ai chịu, tàu đang chạy trên biển chìm ai chịu, đang nâng container lên tàu sơ suất làm rớt container xuống biển ai chịu…còn nhiều nhiều nhiều thứ khác.
Chắc phải mất rất nhiều thời gian và phải tính lại chi phí vì nếu người bán hàng chịu thì họ sẽ cộng tiền phí đó vào hàng rồi bán mà, chứ đâu thể bán lỗ được… mà khi thỏa thuận xong phải viết ra giấy trắng mực đen đóng dấu để còn xảy ra có cái để kiện.
Thấy được điều đó phòng Thương mại Quốc tế (International Chamber of Commerce - ICC) đã cày công nghiên cứu ra Incoterms tối ưu hóa tất cả thỏa thuận trên. Cho đến nay 2010 thì CHỈ CÒN có 11 điều thôi (muốn biết đó là 11 điều gì thì tham khảo bài Giải thích incoterms 2010 nhé) . Không chịu học nữa thì mình cũng bó tay hehe.
VẬY MÌNH XIN CHỐT
MỤC ĐÍCH CỦA INCOTERMS – LÀ NHANH, giúp người bán và người mua hiểu vấn đề ngay lập tức khi nhìn vào điều kiện INCOTERMS.
GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CỦA INCOTERMS – Không xài thì thôi không có gì để kiện, chứ Xài INCOTERMS là kiện ra tòa tới bến nha. INCOTERMS không mang tính bắt buộc phải dùng hay không khi thỏa thuận nhưng khi đã thỏa thuận dùng là phải tuân thủ nghiêm ngặt.
Vậy ví dụ trên ông A sẽ thắng kiện hay ông B sẽ thắng kiện nhỉ???
Bản chất của incoterms |
Xem thêm:
0947 632 371 (Mr.Trai)
nguyenngoctrai3333@gmail.com
Trân Trọng
0 comments:
Post a Comment