thủ tục xuất khẩu gạo |
THỦ TỤC XUẤT KHẨU GẠO
Hiện nay, theo nghị định mới nhất 107/2018/NĐ-CP thì việc làm thủ tục xuất khẩu gạo ở Việt Nam còn khá rắc rối và mang nặng tính thủ tục, để hiểu rõ vấn đề này bạn cần đọc các văn bản nghị định sau:
- Nghị định 109/2010/NĐ-CP : Kinh doanh xuất khẩu gạo
- Nghị định 107/2018/NĐ-CP : Về Kinh Doanh Xuất Khẩu Gạo
- Thông tư 30/2018/TT-BCT: Hướng dẫn nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo
- Văn bản 02/VBHN-BCT(2018): Hợp nhất Thông tư về kinh doanh xuất khẩu gạo (44/2010/TT-BCT; 28/2017/TT-BCT).
Mình xin tóm gọn cả quy trình xuất khẩu gạo như bên dưới (thủ tục xuất khẩu gạo)
Làm thế nào để được xuất khẩu gạo - thủ tục xuất khẩu gạo
Dựa theo tất cả những văn bản trên thì thủ tục xuất khẩu gạo chỉ cần chú trọng 2 điều sau đây:
Thứ 1: Chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
Để chứng nhận được đủ điều kiện thì cần có những điều sau:
1. Thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật được kinh doanh xuất khẩu gạo khi đáp ứng các điều kiện sau:
a. Có ít nhất 01 kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
b. b) Có ít nhất 01 cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa và cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
2. Kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này có thể thuộc sở hữu của thương nhân hoặc do thương nhân thuê của tổ chức, cá nhân khác, có hợp đồng thuê bằng văn bản theo quy định của pháp luật với thời hạn thuê tối thiểu 05 năm.
Thương nhân có Giấy chứng nhận không được cho thuê, cho thuê lại kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo đã được kê khai để chứng minh việc đáp ứng điều kiện kinh doanh trong đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận của mình để thương nhân khác sử dụng vào mục đích xin cấp Giấy chứng nhận.
3. Thương nhân chỉ xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng không cần đáp ứng các điều kiện kinh doanh quy định tại điểm a, điểm b khoản 1, khoản 2 Điều này, được xuất khẩu các loại gạo này không cần có Giấy chứng nhận, không phải thực hiện dự trữ lưu thông quy định tại Điều 12 và có trách nhiệm báo cáo theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này.
Khi thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu, thương nhân xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng không có Giấy chứng nhận chỉ cần xuất trình cho cơ quan Hải quan bản chính hoặc bản sao có chứng thực của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền văn bản xác nhận, chứng nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc chứng thư giám định gạo xuất khẩu do tổ chức giám định cấp theo quy định của pháp luật về việc sản phẩm gạo xuất khẩu phù hợp với các tiêu chí, phương pháp xác định do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế hướng dẫn theo quy định tại điểm đ khoản 2, khoản 3 Điều 22 Nghị định này.
Tuy nhiên có thể xuất khẩu theo cách này, đó là thỏa thuận với 1 công ty đã được cấp chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo nhờ họ ủy thác lại cho mình có quyền xuất khẩu. Như vậy công ty vẫn có thể xuất khẩu được gạo
Thứ 2: Đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo
Hồ sơ đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo gồm:
- Văn bản đề nghị đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo
- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng xuất khẩu gạo đã được ký kết.
- Bản chính báo cáo lượng thóc, gạo có sẵn, trong đó nêu rõ tổng lượng thóc, gạo thương nhân có sẵn trong kho; địa chỉ cụ thể và lượng thóc gạo có trong mỗi kho chứa thóc, gạo của thương nhân.
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo còn hiệu lực (sau đây viết tắt là Giấy chứng nhận), khi đăng ký hợp đồng lần đầu.
Như vậy khi đã có được 2 điều trên thi việc tiếp theo chỉ cần tổng hợp bộ chứng từ và làm thủ tục hải quan thôi. - thủ tục xuất khẩu gạo
Bộ hồ sơ làm thủ tục hải quan - thủ tục xuất khẩu gạo
Khi đã hoàn tất được những điều kiện khó khăn trên thì việc làm thủ tục hải quan không còn gì là khó nữa, những giấy tờ cần thiết trình với hải quan như:
- Tờ khai hải quan, Hợp đồng, Invoice, Packing List, Bill of Lading, C/O ( nếu có)
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo hoặc là hợp đồng ủy thác của công ty cần xuất và một công ty đã đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.
- Giấy đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo
Thuế xuất khẩu đối với gạo là 0%
Khi đã hoàn thành được bộ hồ sơ trên thì hải quan cũng không còn cơ sở nào nữa để không cho doanh nghiệp được xuất khẩu.
Như vậy là đã có thể làm thủ tục xuất khẩu gạo rồi.
Vào Group FB và Fanpage của mình để cập nhật những thủ tục nhập khẩu mặt hàng mới với mình nhé:
Fanpage FB: https://www.facebook.com/LogeasyFastAndReliable/
Tham khảo thêm:
#thủ tục xuất khẩu gạo
Mọi chi tiết xin liên hệ với mình.
Điện thoại: 0947632371 (Mr.Trai)
Mail: nguyenngoctrai3333@gmail.com
Trân Trọng.
0 comments:
Post a Comment